Do Thái giáo Đất_Thánh

Đất Thánh - hay Palestine - chỉ cho thấy 2 vương quốc Judah và Israel cổ, trong đó 12 chi tộc đã được phân biệt, và nơi chốn của các chi tộc này trong các thời kỳ khác nhau Tobias Conrad Lotter, Geographer. Augsburg, Đức, 1759

Trong khi bộ kinh Tanakh không nói tới Đất Israel như "đất Thánh" (mà gọi là Đất của Israel), điều đó ngụ ý là Đất do Thiên Chúa cho những người Israelites, và thường được coi là "đất hứa" (Chúa hứa cho những người Israelites). Trong kinh Torah nhiều mitzvot (tạm dịch = huấn lệnh) ra lệnh cho những người Israelites và con cháu họ chỉ được thực thi đạo Do Thái trong vùng đất của Israel, sử dụng sản phẩm nuôi trồng trên đất do người Do Thái sở hữu,[3] để phân biệt (đất này) với các đất khác. Một trong các mitzvot nói: "Và không đất nào được bán vĩnh viễn" (Lev. 25:23), và được giải thích ở cuối kinh Talmud đoạn Arakhin 29a. Căn cứ trên sách Mishnah này trong đoạn Avodah Zarah 19b, "tuyệt đối cấm việc bán bất động sản ở Israel cho người không phải là DoThái". Sách Gemara giải thích việc cấm này phái sinh từ huấn lệnh kinh Thánh "to tehanem" trong Sách Đệ nhị luật 7:2, mà, theo lời chú giải Pardes, được hiểu là "Ngươi không được cho phép chúng cắm trại thường xuyên" (haniyah).

Một số thành phố cổ của Israel, đã mang đậm tính Thánh thiêng nhiều hơn đối với người Do Thái, và các thành phố Jerusalem, Hebron, TzfatTiberias được coi là các thành phố Thánh nhất của Do Thái giáo. Jerusalem, là nơi có Đền thờ Do Thái giáo, là tâm điểm của Do Thái giáo.[4]

Trong Sách Sáng thế, khu vực Jerusalem được gọi là núi Moriah, nơi Abraham trói con mình là Isaac định thiêu làm của lễ dâng hiến Thiên Chúa, và được nhiều người tin là Núi Đền Thờ trên đó họ mong đợi Đền thờ thứ ba sẽ được xây dựng lại. Jerusalem được nói tới 669 lần trong Kinh Thánh Hebrew, một phần bởi vì mitzvot chỉ có thể được thi hành trong vùng chung quanh nơi đây, trong đó có một số chỉ có thể thi hành trong Đền thờ thứ ba. Zion, thường có nghĩa là Jerusalem, nhưng đôi khi cũng có nghĩa là Đất của Israel, xuất hiện trong Kinh Thánh Hebrew 154 lần.

Trong kinh Thánh Hebrew, Jerusalem và Đất của Israel được coi là các phần không thể tách rời của món quà của Chúa, bộ phận của nhiều giao ước. Jerusalem từ lâu đã được gắn vào ý thức tôn giáo của người Do Thái một phần do các điều răn (gìới luật), chẳng hạn như việc đếm từng ngày trong 7 tuần lễ (49 ngày) để đến đền thờ trong thời gian giữa lễ Vượt Qua và lễ Shavuot. Những người Do Thái đã nghiên cứu và nhân cách hóa cuộc đấu tranh để chiếm Jereusalem của vua David trong ước muốc xây dựng đền thờ Do Thái giáo ở đây, như đã được mô tả trong Sách SamuelSách Thánh vịnh, một phần vì các lễ vật dâng trong đền thờ được mang đến từ các vùng đất gần Jerusalem nhất, phần lớn ở vùng thuộc chi tộc Judah.

Khái niệm vùng đất là Thánh thiêng đặc biệt nổi bật trong Sách Dân số. Một số nhà bình luận cũng coi vùng đất này là Thánh vì các dân Thánh của Chúa định cư ở đây. Ở cuối sách Joshua, vùng đất này được phân chia trong các chi tộc Israelite, lời (Chúa) hứa với Abraham được hoàn thành và vùng đất này trở thành Đất Thánh.[5] Kể từ cuộc trừng phạt của người La Mã cho nhiều cuộc nổi dậy của người Do Thái mà cao điểm là cuộc nổi dậy của Bar Kokhba sau khi họ chiếm vùng đất Judaea, thì những người Do Thái đã tìm cách ở lại trong đất này hoặc trở về đất này từ trên 1.600 năm nay.